Thiết kế nhà trồng nấm bào ngư: 100% nông dân LK đã thực hiện
I. Thiết kế cơ bản
- Đối với cây nấm có thể sống và phát triển tốt chủ yếu nhờ vào độ ẩm, nhiệt độ, do đó việc xây dựng nhà trồng nấm bào ngư cần phải đảm bảo điều kiện cho cây nấm phát triển
- Đất làm trại không được ngập lụt khi có mưa lớn. Như ở trên đã nói về vấn đề sạt trại do nền đất ngập nước quá lâu dẫn đến mềm đất gây lún trại làm tăng nguy cơ đổ hoặc sập nếu nền móng không chắc.
- Không quá gần trại chăn nuôi ( heo, bò, gà, dê…), có nguồn nước đảm bảo và thuận lợi cho việc chăm sóc nấm…(nước không được nhiễm phèn, sắt, chất độc, độ Ph từ 5.5 trở lên). Nếu có bể lọc nước trước khi tưới là rất tốt.
- Độ ẩm môi trường : 80 – 90%
- Nhiệt độ trong trại: 25 – 30oC.
- Ánh sáng : vừa đủ bằng cách một trại nấm 60m2 (sức chứa 10000 phôi) ta lợp 4 miếng tôn sáng, không để ánh sáng trực tiếp vào cây nấm/bịch nấm, có nhiều cách để thực hiện nhé mọi người.
- Trại lợp lá và nền đất mục đích để giữ độ ẩm và nhiệt độ cho trại. chiều cao từ nóc xướng nến đết là 4.2m, ta có thể sử dụng trại có lợp ngói xi măng hay tôn lạnh thì cần giữ độ ẩm cho trại.
- Xung quanh trại cần có giăng bạt (tránh gió), lưới (tránh sự xâm nhập của côn trùng).
Đừng quá máy móc phải đạt chuẩn thế này thế kia, về cơ bản để thích hợp trồng nấm bào ngư là khi bước vào trại có cảm giác mát hẳn so với môi trường bên ngoài. Ngoài ra mọi người thể tận dụng lại cơ sở vật chất cũ, nên phải xây dựng sao cho phù hợp là được.
Nhiệt độ tầm 25 – 28 là vừa.
II. Quy mô xây dựng
Để biết nên xây dựng trại như thế nào chúng ta nên xem mô hình trồng nấm ở quy mô nào?
- Dưới 1000 bịch: Mô hình thực nghiệm trồng nghiên cứu hoặc để ăn tại gia nên không cần phải giàn trại cho phức tạp, chỉ cần hàn kệ rồi để nấm lên và có thể để trong nhà với diện tích diện tích tầm 5m2 là quá đủ. Mọi người hãy xem bài viết cách chăm sóc nấm bào ngư xám (Nên xem) bao gồm trong nhà và ngoài giàn trại để hiểu rõ hơn về cách tạo môi trường sống cho nấm như ở giàn trại.
- Dưới 5000 bịch: Cũng tương tự như ở trên nuôi trồng thử nghiệm ở trên chúng ta chỉ cần hàn kệ và để trong phòng trống hoặc nhà nuôi gia xúc bỏ trống như chuồng heo… với diện tích tầm 25 – 30m2
- 10000 bịch trở lên: Nếu như đã có nhà kho bỏ trống hoặc chuồng nuôi gia súc ta có thể tận dụng lại có thể trồng được trên 10000 phôi với diện tích tầm 50 – 60m2, phù hợp với môi trường ở các thành phố lớn khi diện tích đất rất nhỏ hoặc không có để làm giàn trại.
Hiện nay chúng ta không dùng phương pháp rạch bịch ở thân phôi để cho nấm ra mà thay bằng phương pháp cho nấm ra cổ phôi và có nút đậy, ưu thế tiết kiệm diện tích nuôi trồng, chủ động kiểm soát nấm ra hoặc không ra. Đây cũng là cách trồng nấm bào ngư xám mang lại hiệu quả cao tại thời điểm hiện nay, nhưng bạn vẫn có thể dùng kỹ thuật cũ(rạch bịch) để nấm ra nhanh nếu cần thiết.
III. Tận dụng kho xưởng làm trại trồng bào ngư
Kho xưởng hoặc chuồng trại đa phần ở dưới được tráng xi măng và ở trên được lợp tôn, nên dẫn tới rất nóng nếu vào mùa nắng vì vậy chúng ta nên chú ý các vấn đề sau:
- Đã có kết cấu sẵn, nên dùng kệ để phôi thay vì dùng giàn dây treo để tránh phá kết cấu trước đây của kho xưởng được tận dụng lại.
- Lót thêm miếng xốp cách nhiệt trên trần để giảm hơi nóng tỏa xuống trại, miếng xốp cách nhiệt cũng tương đối rẻ và tương đối dễ gắn nên mọi người có thể yên tâm tự thực hiện được
- Nền xi măng tất nhiên là khó có thể giữ ẩm tốt như nền đất và giữ nóng cao nên phải tưới nền thường xuyên để tăng độ ẩm cho nhà trại
- Ánh sáng và độ thông thoáng: Nhà xưởng hoặc chuồng trại nên làm thoáng gió trên mái bằng gió tự nhiên hoặc quạt hút, cũng có thể là mở cửa sổ rồi lấy lưới đen (loại lưới trồng lan che ô cửa sổ đó lại). Có thể thực hiện bằng nhiều cách miễn sao đừng cho gió lùa trực tiếp vào phôi nấm. Đối với chuồng trại xung quanh nên thưng 2 lớp: lớp bạt và lớp lưới như bên dưới ở phần “Trại trồng nấm bào ngư“.
Ánh sáng lý tưởng cho trại nấm bào ngư
Kệ để nấm chỉ cần hàn đơn giản cũng không có gi phức tạp, sau đó sơn một lớp sơn phủ chống rỉ.
Kệ để nấm bào ngư
Kinh nghiệm khi vào trại bạn cảm thấy có hơi mát và dịu hẳn so với môi trường bên ngoài là đạt chuẩn.
IV. Xây dựng trại trồng nấm bào ngư mới
Ở mục này Tú chỉ chia sẻ một số yếu tố cần thiết khi làm giàn trại và sẽ không đi sâu vào chi tiết quá kĩ kiểu như ngang phải bao nhiêu mét; dọc bao nhiêu mét; cột móng thế nào; đà ngang đà dọc hàn ra sao… Lời khuyên chân thành nếu đã làm nông nghiệp nên đi thực tế để học hỏi nghiên cứu một cách thực tiễn nhất, vì đây không phải là một trò chơi kiểu như “nông trại” trên Internet. Có khi bạn nghiên cứu cả vài năm trên Internet không bằng bạn đi thực nghiệm một lần.
Trại trồng nấm bào ngư
1. Chi phí vật liệu
Chi phí dao động từ 24 – 30 triệu tùy giá vật liệu từng vùng miền, giá thành này bao gồm tất cả từ nguyên vật liệu đến công làm.
- Sắt hộp mạ kẽm
- Sắt V3, V5
- Sắt hộp vuông 2
- Mái: Là dừa hoặc tôn.
- Bạt + lưới đen
- Dây treo
- Bê tông đổ móng
2. Tiêu chuẩn
- Nền đất + mái lá
- Giàn trại 2 mái chữ A có cửa sổ
- Xung quanh thưng bạt + lưới đen
- Treo bịch trên dây
Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, thoáng mát
Lưu ý: Nếu làm bằng tôn nên thêm một lớp cách nhiệt để giảm nhiệt độ, nền đất trong trại phải cao hơn bên ngoài
Cửa sổ trên nóc có thể đóng lại và mở ra nhằm mục đích để không khí lưu thông khi trời nóng và hầm hơi, tăng thêm ánh sáng cho trại.